Không Nên Đồng Hóa Mình Với Cảm Xúc Nóng Giận, Ưu Phiền

Không Nên Đồng Hóa Mình Với Cảm Xúc Nóng Giận, Ưu Phiền
*********************************************************************
Không Nên Đồng Hóa Mình Với Cảm Xúc Nóng Giận, Ưu Phiền
Không Nên Đồng Hóa Mình Với Cảm Xúc Nóng Giận, Ưu Phiền
Nên tỉnh thức sáng suốt nhận định rõ những cảm xúc làm cho mình bực bội khó chịu kia, không phải từ bên trong mình phát sinh ra. Những cảm xúc này do các giác quan : mắt, tai, mũi, lưỡi hay thân tiếp xúc với các trần cảnh bên ngoài, làm cho Ý Căn tác dụng thành ý thức phân biệt, sanh ra cảm xúc nhất thời rồi sẽ mất. Vì các pháp do duyên sanh thì cũng do duyên diệt. Như cái hoa nở đẹp rồi sẽ tàn, người trẻ đẹp rồi sẽ già nhăn nheo, rồi chết. Cũng thế ! con mắt ta thấy một người có cử chỉ làm cho ta khó chịu, lổ tai ta nghe lời khiêu khích làm cho ta cảm thấy bực bội nổi nóng lên. Rõ ràng là cảm xúc này nó không phải ở trong ta, chỉ do ngoại cảnh mà ta tiếp xúc qua các giác quan. Ý ta phân biệt cho là xấu đáng ghét, cho nên tạo thành phản ứng khó chịu, từ phản ứng khó chịu này, nó nung nấu tăng thêm năng lượng, làm cho ta nổi nóng sanh sân hận. Khi ta tỉnh thức thấy rõ ràng nó chỉ là cảm xúc do ảnh hưởng trần cảnh bên ngoài, chứ nó không thực sự là mình, vì bản chất của mình là có đủ Như Lai Đức Tướng, chính vì thế mình sẽ là vị Phật của tương lai như đức Phật đã thọ ký từ lâu. Như vậy chúng ta đã tách rời cảm xúc nhất thời ấy khỏi tâm thức mình, chúng ta sẽ cảm thấy an ổn một phần. Nếu ta không quan tâm đến nó, quên hẳn nó, thì nó sẽ mất hẳn, ta trở lại an ổn bình thường.
Tiếp theo chúng ta quán sát thêm, là khi ta biểu hiện sự giận tức thì càng làm cho ta tăng thêm phiền não khó chịu một cách đau đớn. Những biểu hiện giận tức này không có lợi gì cho mình mà càng làm cho mình bị tổn thương tâm lý bị khổ đau, thể xác nóng bừng , ngực đầy hơi, tim đập mạnh, hơi thở dồn dập, hệ thần kinh xáo trộn. Khiến cho tuyến nội tiết sản sinh ra nhiều độc tố làm cho nguy hại đến sức khoẻ một cách trầm trọng. Những sự bộc lộ này càng làm lợi cho đối phương, khiến đối phương thích thú vì đã hại được ta bằng con dao vô hình không lưỡi. Bụng ta đầy hơi làm cho ta ăn không ngon, đêm nằm còn tức nghĩ ngợi lung tung không ngủ được. Nếu đối phương biết được đã làm cho ta mất ăn, mất ngủ thì họ càng nhảy tửng lên mà mừng. Phân tích như vậy, chúng ta thấy rõ sự bất lợi luôn luôn là về ta. Vậy tại sao ta lại điên dại tự hại mình nhiều như vậy ? Hơn nữa, người kia chỉ chọc tức mình, chưa hẳn đã có ý hại mình như mình đã tưởng.
Biểu hiện sự tức giận là sự phản ứng do ta cảm xúc, nó cho ta cái ảo tưởng là được ngui ngoai nhẹ nhàng. Nhưng thực sự nó sẽ ê chề đào thêm hố sâu chia rẻ, khó khăn hàn gắn lại . Nó còn hằn sâu trong ta sự hối tiếc, sự cay đắng u ẩn qua những năm tháng ngày dài mà ta không lường được. Lúc đó ta sẽ hối tiếc, là tại sao ta không nghĩ đến chuyện chuyển thù thành bạn, để thêm sự an vui. Ta thấy ta đã ngốc biến người bạn mình thành kẻ thù, để phải chịu đắng cay và hối hận làm xáo trộn đời sống của ta ! ? Bây giờ chúng ta hãy xem mẫu chuyện này, để thấy sự tai gại của giận tức.
Mẫu chuyện thứ nhất: Giận tức đem đến tai hại gì ? Đây là mẫu chuyện về ông Norman Cousin, là một nhà báo chủ bút tờ Saturday Review. Ông được mời tham dự một buổi tiếp tân quan trọng tại một biệt thự ở Nga cách Mạc Tư Khoa nơi khách sạn ông ở là 40 Miles. Ông kêu taxi đi trước hai tiếng đồng hồ, mục đích ông đến trước giờ khai mạc một tiếng để săn tin hành lang, đồng thời để phỏng vấn những nhân vật quan trọng trong chánh phủ. Nhưng anh lái taxi cứ chạy vòng vo lạc đường đến trể một tiếng. Ông Norman là người Mỹ nóng tính, ông nổi điên mắng chữi anh tài xế, nhưng ông chữi thì chỉ có ông nghe thôi ! Vì anh tài xế đâu có biết tiếng Anh để nghe ông chữi đâu !. Đến khi tìm được địa điểm, thì buổi tiếp tân đã tan, chỉ còn thưa thớt ít người. Ông nuốt bao nhiêu giận tức anh tài xế, rồi trở về Mỹ, ông phải vào bệnh viện ngay. Bởi sự tức giận đã tàn phá cơ thể của ông suy kiệt, với những chứng bệnh không thể ăn ngủ được, trong người luôn bức rức trầm trọng và xuống cân, hốc hác hẵn ai cũng ngạc nhiên.
Toàn bộ sức khỏe của ông suy sụp hoàn toàn, bác sĩ không thấy ông có bệnh gì, mà sao suy kiệt quá ! Mẫu người thông minh, ông nhận thức ra ngay là “Bệnh này do chính ông gây ra vì nóng giận uất ức”. Chính ông mở cửa tâm hồn mời giận tức vào tàn phá tinh thần và thể xác ông, chính ông đem giặc vào đập phá ngôi nhà thể xác ông ! Ông thấy mình cần thay đổi ngược lại, bằng cách tìm những cảm xúc tích cực. Ông liền đi chơi vùng biển để hít không khí trong lành, ăn uống những món ăn bồi dưỡng, tìm xem những vở hài kịch và tìm đọc những mẫu chuyện vui. Mục đích ông tìm những trận cười thoải mái làm cho tinh thần ông vui tươi. Ông không ngờ thay đổi cách sống, sức khỏe của ông hồi phục một cách mau chóng. Sau đó ông viết một quyển sách về tâm sinh bệnh lý với nhan đề “Phân tích một chứng bệnh”. ( Anatomy of an illness ) bán chạy nhất khắp thế giới. Nhưng chưa, quý vị hãy xem mẫu chuyện thứ hai, giận tức nó còn thành độc tố giết người nữa.
Mẫu chuyện thứ hai: Ở Anh quốc, bà Darshanik, một phụ nữ cãi lộn với chồng bằng tất cả sự giận tức. Người chồng đã đập cánh cửa thật mạnh làm rúng động căn nhà, rồi bỏ đi. Làm cho bà càng tăng thêm giận tức, chữi rũa người chồng thêm hai tiếng đồng hồ nữa. Đến khi đứa bé ba tháng ré khóc vì đói, vì lo cho nó bú nên bà phải yên lặng, nhưng trong lòng còn căm tức. Bú xong vài giờ sau, đứa bé bổng tái xanh và xám xịt, làm kinh lên cơn giật một lúc rồi chết. Nghi ngờ vì ngộ độc, đem đứa bé khám nghiệm thấy ngộ độc qua dòng sữa. Bác sĩ khám nghiệm đến bà mẹ, thấy trong máu bà mẹ đầy độc tố, do đó dòng sữa cũng đầy độc tố.
Y học đã chứng minh rằng khi ta giận dữ, các hạch nội tuyến tiết ra đầy độc tố đi vào huyết quản của ta. Khi tức giận hay là quá ưu phiền, các bạch huyết cầu của ta bị giảm sút nhanh chóng dưới mức an toàn, nó sẽ làm hại đến hệ thống miễn nhiễm (Immune system) trong cơ thể của ta. Nhất là khi giận tức hay quá ưu phiền, nó làm cho ta xấu xí và chóng già trước tuổi .
Như vậy, chúng ta nên ý thức tách rời những cảm xúc khó chịu kia ra khỏi mình, nó chỉ là phản ứng nhất thời chứ không phải là ta.. Tội gì mà ta phải đa mang cái tai hại đó vào người. Vì ta là những gì cao đẹp có lòng từ bi, hỷ xả, bao dung, sáng đem niềm vui cho người, chia sẽ những niềm đau của kẻ khác.
Ta biết khổ ! Ôi người kia cũng khổ !
Ta được vui kẻ khác cũng đồng thuyền
Tạo chi sầu để khổ với nghiệp duyên
Hãy buông xả, lòng triền miên an lạc.
Trích từ : Chuyển Hoá Phiền Não
H.T. Thích Tuệ Chiếu
Title : Không Nên Đồng Hóa Mình Với Cảm Xúc Nóng Giận, Ưu Phiền
Description : Không Nên Đồng Hóa Mình Với Cảm Xúc Nóng Giận, Ưu Phiền ********************************************************************* Không ...